INCOTERMS (International Commercial Terms) là những điều khoản thiết yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, nó qui định chi tiết trách nhiệm của người bán, người mua và thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán trong quá trình giao nhận hàng hóa. Incoterms 2010 chỉ bao gồm 11 điều khoản, giảm 2 điều khoản (DDU & DAF) so với incoterm 2000.
Nội dung của Incoterms thể hiện:
- Trách nhiệm của 2 bên trong việc tiến hành giao nhận hàng- Chi phí về giao nhận hàng do ai chịu, và chịu những khoản nào
- Xác định được điểm rủi ro, tại thời điểm nào thì rủi ro về hàng được chuyển giao (điểm tới hạn).
Theo cách hiểu đơn giản nhất, bất cứ hợp đồng ngoại thương nào trên đó cũng phải thể hiện 1 trong các điều khoản của Incoterm, vì dựa vào đó người ta có thể biết được thằng mua hay thằng bán, phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ thế nào trong việc vận chuyển hàng như thế nào, chi phí phân chia ra sao, rủi ro ông nào chịu...
Chú ý, mình thấy nhìn chung Incoterm cũng là những quy ước để từ đó việc giao nhận hàng được thuận lợi, nên nếu có các điều khoản thỏa thuận ngoài, không nhất thiết các bên phải thực hiện giao nhận hàng theo đúng như điều khoản Incoterm trên hợp đồng.
Incoterms 2010 được chia làm 2 nhóm:
Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận chuyển nào:
• EXW - Ex Works – Giao tại xưởng• FCA - Free Carrier – Giao cho nhà chuyên chở
• CPT - Carriage Paid To - Cước phí trả tới
• CIP - Carriage and Insurance Paid – Cước phí và bảo hiểm trả tới
• DAT - Delivered At Terminal (new) – Giao hàng tại bãi (điều khoản mới)
• DAP - Delivered At Place (new) – Giao tại nơi đến (điều khoản mới)
• DDP - Delivered Duty Paid – Giao hàng đã trả thuế
Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa:
• FAS - Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu• FOB - Free On Board – Giao lên tàu
• CFR - Cost and Freight – Trả cước đến bến
• CIF - Cost, Insurance and Freight – Trả cước, bảo hiểm tới bến
Phân tích từng điều kiện Incoterm
Incoterms 2010 thì có tới 11 điều khoản, nhưng bên dưới mình phân tích những điều khoản được coi như phổ biến
nhất, thực ra nó cũng gần hết.
Chú ý trước khi phân tích mình note 1 số điều nhé:
• Phần dấu gạch đen thể hiện điểm chuyển giao rủi ro
• Phần gạch đỏ ngang thể hiện việc người mua phải chịu trách nhiệm trả phí vận tải
First carrier (Người vận chuyển đầu tiên) được hiểu như là thằng được chỉ định để bắt đầu quá trình vận chuyển hàng tại nước của người bán, đại loại thế, thực tế hầu như rất hiếm nhắc đến thuật ngữ này vì thấy thực tế nó không có nhiều ý nghĩa,thôi dẹp nó sang 1 bên vậy. Đầu tiên mình muốn nói đến thời điểm chuyển giao rủi ro về giao nhận hàng giữa người mua và người bán, nhiều bạn còn chưa hiểu lắm, mình giải thích bằng 1 ví dụ thế này.
Cty JACKMA bên China ký hợp đồng xuất khẩu hàng với Cty CHIPU bên Việt Nam ,hàng là 1 Container gạch đá, điều kiện giao hàng là FOB Shanghai Port (Incoterm 2010). Trong quá trình đưa container hàng lên tàu, cần cẩu bị rớt, container chưa kịp bốc lên tàu thì rơi quách xuống biển. Vậy bây giờ ai chịu trách nhiệm về cái này, bên mua hay bên bán?
Các bạn có thể nhìn theo hình ảnh mà mình đính kèm bên dưới, từng điều kiện có 1 gạch màu đen chỉ xuống, đó chính là thời điểm mà rủi ro được chuyển giao. Điều kiện FOB, rủi ro như các bạn thấy, được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng đã được bốc xếp lên boong tàu. Như vậy trong ví dụ trên, hàng chưa được giao lên tàu, nên rủi ro hàng rơi xuống biển, bên công ty bán vẫn phải chịu hết. Nhưng nếu không may là EXW thì ông người mua chết hẳn, chỉ có thể trách do đen đủi thôi.
![]() |
Incorterms 2010 và trách nhiệm của các bên tham gia |
Bây giờ phân tích sâu hơn về nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua, người bán đối với việc vận chuyển và chi phí vận chuyển.
1. EXW (EXWORK) giao hàng tại xưởng (địa điểm quy định...)
Trên thực tế có thể có các tên gọi khác nhau tùy theo từng trường hợp sau: Ex factory (giao tại xưởng): giá xuất xưởng, Ex Mime (giao tại mỏ): giá xuất mỏ, Ex Warehouse (giao tại kho)
• Nghĩa vụ chính của người bán:
- Theo điều kiện này, người bán chỉ phải giao hàng tại kho của mình khi người mua thông báo sẽ đến lấy hàng. Người bán không có trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận tải giúp người mua.
- Tuy nhiên trong thực tế người bán hầu như chịu trách nhiệm support (giúp đỡ) người mua bốc hàng lên phương tiện vận tải, vì chẳng có lý nào xe nâng hạ, nhân công sẵn có mà lại bắt thằng mua tốn thêm đống chi phí bốc hàng lên.
• Nghĩa vụ của người mua:
- Nhận hàng tại cơ sở hay địa điểm đã thỏa thuận với người bán trong hợp đồng
- Thuê vận tải và tiến hành việc tổ chức vận tải và làm tất cả các công việc liên quan để đưa hàng ra khỏi nước xuất khẩu và tới đích của mình
- Chịu mọi chi phí phát sinh trong việc vận chuyển hàng hóa (chi phí kiểm tra hàng hóa, thuê phương tiện vận chuyển, chi phí Local Charge, thông quan xuất khẩu, nhập khẩu, chi phí mua bảo hiểm nếu cần…)
2. FCA (FREE CARRIER) giao hàng cho người chuyên chở tại 1 điểm đã được chỉ định.
• Nghĩa vụ chính của người bán:
- Theo điều kiện này, người bán chỉ phải giao hàng cho người mua tại 1 điểm được chỉ định trước trong hợp đồng ghi rõ, không phải là kho. Chú ý điểm chỉ định này phải được thỏa thuận cụ thể và tất nhiên phải thuận lợi cho người mua để làm cac thủ tục liên quan đến hải quan và vận chuyển hàng.
- Người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục thông quan hàng hóa (chú ý vấn đề này nhé)
• Nghĩa vụ của người mua:
- Nhận hàng tại cơ sở hay địa điểm đã thỏa thuận với người bán trong hợp đồng
- Thuê vận tải, tiến hành việc tổ chức vận chuyển và làm tất cả các công việc còn lại để đưa hàng ra khỏi nước xuất khẩu và tới đích của mình
- Chịu mọi chi phí phát sinh trong việc vận chuyển hàng hóa (chi phí kiểm tra hàng hóa, thuê vận tải, chi phí local charge tại cảng xuất-nhập , thông quan nhập khẩu, chi phí mua bảo hiểm nếu cần…)
Chú ý điều kiện này dùng trong hàng AIR nhiều hơn, vì việc hàng năng mà cứ bốc lên bốc xuống thì mất công lắm…
3. FOB (FREE ON BOARD): Giao lên tàu (cảng giao hàng xác định).
Theo điều kiện này người bán chịu mọi trách nhiệm và chi phí mua hàng cho đến khi hàng được giao xong lên tàu tại cảng bốc qui định. Từ thời điểm đó trở đi người bán không còn trách nhiệm gì nữa. Nghĩa vụ của các bên được phân định như sau:
• Nghĩa vụ của bên bán:
- Làm tất cả các công việc cần thiết cho đến khi hàng được giao lên tàu : Vận chuyển nội địa, làm thủ tục thông quan xuất khẩu, xin giấy phép…
- Chịu mọi trách nhiệm chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao lên tàu như các chi phí về đóng gói, bao bì kiểm hàng, chi phí thông quan hàng hóa, chi phí local charge tại cảng xuất.
• Nghĩa vụ của người mua:
- Ký kết hợp đồng vận tải biển và trả tiền cước phí, tức là chỉ định người vận tải và kịp thời thông báo cho người bán trong thời gian hợp lý để người bán còn tiến hành làm các thủ tục để kịp lịch tàu, làm các công việc còn lại để đưa được hàng về địa điểm đích.
- Chịu mọi chi phí rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng được giao xong lên tàu.
Chú ý theo lý thuyết FOB chỉ được dùng trong vận chuyển hàng SEA, tuy nhiên hàng AIR nhiều khi vẫn ghi là điều kiện FOB, được hiểu với ý nghĩa tương đương, tức là giao lên máy bay thay vì tàu chuyên chở.
4. CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí (cảng đến xác định).
• Nghĩa vụ của người bán:
- Làm tất cả các công đoạn liên quan đến vận tải, thông quan hàng hóa xuất khẩu ,ký kết hợp đồng vận tải đường biển và trả cước phí cho đến cảng đích qui định trong HĐ
- Chịu mọi chi phí phát sinh trong việc vận chuyển hàng hóa từ kho của mình đến cảng của nước nhập khẩu (chi phí kiểm tra hàng hóa, chi phí local charge tại cảng đi, thông quan xuất khẩu, chi phí thuê tàu….)
• Nghĩa vụ của người mua:
- Tiến hành làm các thủ tục thông quan tại cảng đến và các công việc cần thiết khác để đưa hàng về kho.
- Chịu tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc nhận hàng: chi phí Local charge tại cảng đến, chi phí thông quan nhập khẩu, chi phí xin giấy phép nhập khẩu nếu cần…
5. CIF (Cost, Insurance and Freight): Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí (cảng đến xác định).
• Nghĩa vụ của người bán:
- Làm tất cả các công đoạn liên quan đến vận tải, thông quan hàng hóa xuất khẩu ,ký kết hợp đồng vận tải
đường biển và trả cước phí cho đến cảng đích qui định trong HĐ
- Chịu mọi chi phí phát sinh trong việc vận chuyển hàng hóa từ kho của mình đến cảng của nước nhập khẩu (chi phí kiểm tra hàng hóa, chi phí local charge tại cảng đi, thông quan xuất khẩu, chi phí thuê tàu….)
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa
• Nghĩa vụ của người mua:
- Tiến hành làm các thủ tục thông quan tại cảng đến và các công việc cần thiết khác để đưa hàng về kho.
- Chịu tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc nhận hàng: chi phí Local charge tại cảng đến, chi phí thông quan nhập khẩu, chi phí xin giấy phép nhập khẩu nếu cần…
6. CPT (Freight or carriage paid to destination): Cước phí trả tới
• Nghĩa vụ của người bán:
- Ký hợp đồng vận tải và trả toàn bộ cước phí vận tải đến điểm dỡ quy định trong hợp đồng tại nước của người mua, chú ý người bán trong điều khoản này không được ghi là có trách nhiệm làm thủ tục thông quan tại cảng nhập và đóng các phí liên quan đến quá trình nhập khẩu.
- Thông quan xuất khẩu , xin giấy phép xuất khẩu và trả các khoản phí, lệ phí, các chi phí phát sinh để hàng được phép xuất (nếu có).
• Nghĩa vụ của người mua:
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất cũng như các chi phí phát sinh không nằm trong tiền cước vận tải kể từ khi hàng được giao qua cho người vận tải đầu tiên.
- Thông quan nhập khẩu và nộp các khoản tiền để hàng được nhập khẩu, làm các giấy tờ, thủ tục cần thiết để nhận hàng.
Chú ý trong thực tế điểm dở hàng quy định thường chính là cảng đến, như vậy trong hầu hết các TH nó giống như điều kiện CFR, chẳng quan nó được dùng chủ yếu trong hàng AIR, còn CFR lại dùng trong vận chuyển hàng SEA.
7. CIP (Carriage, Insurance Paid to: Cước phí, phí bảo hiểm trả đến (địa điểm đến xác định)
Trong điều kiện này, nghĩa vụ của người mua và người bán tương đương như điều kiện CPT, tuy nhiên người bán trong TH này phải có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
8. DDP (Delivered Duty Paid): giao tới đích đã nộp thuế(…đích quy định).
• Nghĩa vụ của bên bán:
- Thuê vận tải và tiến hành việc tổ chức vận chuyển và chịu mọi chi phí hao hụt, rủi ro và làm tất cả các công việc để giao hàng cho người mua tại địa điểm (Thường là kho của người mua) tại nước của nhập khẩu.
- Chịu mọi chi phí phát sinh trong việc vận chuyển hàng hóa (chi phí kiểm tra hàng hóa, chi phí local charge cảng xuất và nhập, thông quan xuất khẩu, nhập khẩu , chi phí thuế , lệ phí của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu…cho đến khi giao hàng cho người mua tại địa điểm chỉ định.
• Nghĩa vụ của người mua:
- Chỉ việc đứng nhận hàng tại kho, không phải làm gì.
Địa chỉ: Tòa nhà hàng hải, Số 1 Đào Duy Anh, Phường Phương Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Hotline: 0965.088.832 (Ms.Huong)
Website: http://www.mlc-itl.com
Email : mlclogistics.hn@gmail.com
Để được tư vấn vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH MLC-ITL LOGISTICSĐịa chỉ: Tòa nhà hàng hải, Số 1 Đào Duy Anh, Phường Phương Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Hotline: 0965.088.832 (Ms.Huong)
Website: http://www.mlc-itl.com
Email : mlclogistics.hn@gmail.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét